Mittwoch, 21. Mai 2008

*** Nhâncách *** GS Trần Long


Nhâncách là tưchất đạođức của conngười . Trong một xãhội biết tôntrọng giátrị của mỗi cánhân thì mỗi người chúngta cần phải luônluôn vuntrồng và gìngiữ nhâncách củamình. Nhâncách rất quýgiá, nhưng cũng rất mongmanh; một khi đánh mất rồi thì rất khó lấy lại.


Đầu thángsáu năm 1964 tôi dời Saigon lên Dalat để cùng cha Nguyễnvăn Lập lo mọi côngchuyện cho việc khaigiảng một phânkhoa mới thànhlập, tứclà Trường Chánhtrị
Kinhdoanh (TCK). Cha để cho tôi được rộng quyền hànhđộng trong việc soạnthảo họctrình bốn năm. Tuy được khoántrắng nhưvậy, tôi vẫn thamkhảo ýkiến của nhiều giáosư khác như Bùixuân Bào, Võvăn Hải, Phóbá Long và Vũquốc Thúc. Tôi không nhớ rõ về các tàiliệu đã thamkhảo, nhưng chắcchắn là tôi đã dựa khá nhiều vào họcbạ 1950-54 của tôi tại Viện Đạihọc Portland, Oregon. Đangkhi viết những dòng này, tôi có trước mặt bảnsao của họcbạ đó (University of Portland – Permanent and Official College Record, signed by Francis G. Morgan, embossed with the university seal, and dated August 11, 1975). Trong các môn ghi trên họcbạ tôi nhậnra với nhiều thíchthú môn Eng 101/102 – Rhetoric & Composition, môn Spch 101/102 – Intro to Public Speaking, và môn Phil 401/402 – Ethics.

Khi soạnthảo họctrình cho TCK, tôi ghi môn Rhetoric & Composition với tựađề là Tutừ
Vănthể, môn Public Speaking là Diễnthuyết Thảoluận, và môn Ethics là Luânlý Chứcnghiệp. Tôi cho rằng, tuy có tínhcách tổngquát, ba môn trên rất quantrọng.

Quanniệm rằng các nhà lãnhđạo trong tươnglai của đấtnước cầnphải viếthay và nóigiỏi,
tôi đã ghi môn Tutừ Vănthể (30 giờ) và môn Diễnthuyết Thảoluận (30 giờ) cho năm Kháiluận, tứclà năm thứhai của họctrình bốnnăm. Tạisao tôi lại gọi Rhetoric & Composition là Tutừ Vănthể? Tra tựđiển anh-việt thì thấy rhetoric là tutừhọc và composition là phép đặt câu để ghép nhiều từ lại cho thành một bài văn. Tutừ Vănthể
-- gọt chữ giũa văn, gọt văn đẽo bút. Gọt là cắt cho gọn và hay hơn, giũa là mài cho nhẵn và trơn hơn, đẽo là chuốt cho nhọn và sắc hơn. Tôi maymắn được giáosư Lêxuân Khoa phụtrách môn này và luậtsư Bùichánh Thời phụtrách môn Diễnthuyết Thảoluận. Hai môn này cốt giúp sinhviên traudồi kỹnăng truyềnthông: có tài viết vănhay chữtốt và có tài nói với sức hấpdẫn thuyếtphục. Hay viết không bằng viết hay, hay nói không bằng nói hay. Có tài viếthay và nóigiỏi là điều quý, nhưng đâu có quý bằng nhâncách đạođức của conngười trong xãhội. Môn Luânlý Chứcnghiệp được dạy 30 giờ trong năm Nhậpmôn và thêm 30 giờ nữa trong năm Kháiluận. Khi còn đang lúngtúng chưa biết nhờ ai phụtrách môn này thì tôi được cha Lập giớithiệu cha Bửu Dưỡng. Ngài đang dạy triếthọc bên vănkhoa và cótiếng là một nhà hùngbiện. Được ngài nhậnlời tôi rất mừng.

Tôi đưa cho ngài coi quyểnsách giáokhoa Ethics mà tôi đã dùng tại Trường Kinhdoanh Đạihọc Portland, rồi bàn với ngài về nộidung mônhọc, về tácphong đạođức, về luânlý chứcnghiệp, cũngnhư xungkhắc quyềnlợi côngtư. Cha Dưỡng gậtgù cho tôi biết môn Ethics tiếngpháp gọi là Déontologie và nên chuyển sang tiếngviệt thành Nhiệmvụhọc thayvì Luânlý Chứcnghiệp. Tôi cũng không phảnđối. Thựctình mà nói, cho đến giờphút này tôi vẫn chưa tìm được một từngữ thỏađáng. Luânlý chứcnghiệp, luânthường đạolý, nhiệmvụhọc, đạonghĩahọc, đều là phéptắc đạođức quyđịnh mọi người phải theo để xửsự cho đúng giữa người với người, giữa cánhân với tậpthể, trong giađình và ngoài xãhội.

Tôi không nhớ rõ vì những lýdo gì mà trong bốn năm đầu của TCK có tới bốn vị thay
nhau phụtrách giảngdạy môn Nhiệmvụhọc: cha Bửu Dưỡng, cha Hồvăn Vui, ông Nguyễnkhắc Dương, ông Lýchánh Trung. Hai vị gốc miềntrung, hai vị gốc miềnnam, đều là người cônggiáo, từng duhọc bên Âuchâu, và là giáosư triếthọc giảngdạy nhiều nơi. Mới đây tôi có đọc một bài khá dài do Đỗlai Thúy về ông Nguyễnkhắc Dương—Người tìm mình qua những xungđột vănhóa, có đoạn nguyênvăn như sau: “Làm ông thầy tài tử ở Đà Lạt, Nguyễn Khắc Dương không coi mình như một giáo sư, mà chỉ như người phụ giảng, anh trưởng tràng giúp đỡ sinh viên. Bởi thế, ông không viết giáo trình hay cho in sách vở gì cả. Bài ông giảng cho sinh viên, có ai ghi chép lại mà muốn nhân lên để anh em khác cùng lớp dùng, ông chỉ sửa chữa vài chỗ rồi cho họ tự ý muốn làm gì thì làm… Bởi, ông quan niệm, không có ai dạy triết cho ai, không có ai học triết với ai được cả . Chỉ là kẻ trước người sau đi tìm chân lý cho mình và do mình; gặp nhau thì giúp đỡ nhau, trao đổi kinh nghiệm với nhau.” Đoạnvăn trênđây cólẽ là một lýdo khiến cho nhiều sinhviên TCK khiếpsợ môn Nhiệmvụhọc.

Ngoài môn Ethics, họcbạ của tôi còn ghi năm môn triết sauđây: Logic (Phil 201),
Main Problems of Philosophy (Phil 212), Metaphysics (Phil 302), Philosophy of the Mind (Phil 403), Philosophy of Communism (Phil 421). Môn nào tôi cũng phải mua ít nhất là một quyển giáokhoa dầy cộm. Xin khoe một chút: tôi ratrường ngày 20 thángnăm 1954 với bằng Bachelor of Science in Industrial Administration – Degree awarded “magna cum laude” và là thủkhoa Trường Kinhdoanh của Viện Đạihọc Portland năm đó. Ghi môn Ethics vào họctrình bốnnăm của TCK là tôi muốn sinhviên, saukhi dời trườnghọc để vào trường đời, ýthức được những xungkhắc quyềnlợi, những nhũnglạm thếlực trong thươngtrường và chánhtrường, để luônluôn vuntrồng và gìngiữ nhâncách của mình cho xứngđáng với tônchỉ “Thụnhân” của Viện Đạihọc Dalat.

Thay lờikết, tôi xin muợn câu tríchdẫn sauđây của mụcsư Billy Graham mà tôi đọc được ở trang 95 tờ Reader’s Digest thángba 2008: “When wealth is lost, nothing is lost. When health is lost, something is lost. When character is lost, all is lost.” Tôi chuyểnsang tiếngviệt nhưsau: “Mất củacải là mất ít. Mất sứckhoẻ là mất nhiều. Mất nhâncách là mất hết.”

GS Trần Long

Keine Kommentare: