“TA LẠI THẮNG SÁU DÂN KEO NỮA”
Hoàng Ngọc Nguyên
Viet Tribune
Đối với những người Cộng Sản ở phía nam ngược lại với những người Cộng Sản miền bắc đang ngự trị trong bộ máy lãnh đạo của đảng và chính quyền, cái chết của ông Võ Văn Kiệt, 85 tuổi, có lẽ hơi sớm.
Ông Kiệt, từng đứng ở vị trí thứ ba trong Bộ Chính Trị trong suốt thời gian ông làm thủ tướng chính phủ từ 1991-1997, đã qua đời sáng sớm thứ tư tuần này tại một bệnh viện ở Singapore vì bệnh phổi cấp tính. Một số thành phần trong dân chúng ở cả hai miền bắc và nam vẫn xem ông là một trong số ít người đầu tiên đề xướng và cổ vũ cho công cuộc đổi mới kinh tế sau những kết quả tan hoang của công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền nam trong những năm sau năm 1975. Nhưng còn ai nhớ ông và cần ông trong vai trò đó khi viết lại lịch sử luôn luôn là công việc của những nhà chính trị tại Hà Nội. Một điều mà những người Cộng Sản ở miền nam có thể nhớ đến ông trong những ngày sắp đến là khi họ nhận chân ra khoảng trống mà ông để lại.
Đổi mới kinh tế
Chắc chắn Đỗ Mười chủ tịch Ban Cải tạo Trung ương không thể được kể là một trong những “lãnh tụ” đổi mới trong những năm 70, 80 thuộc thế kỷ trước, cho dù “anh Mười” vẫn luôn luôn nói rằng “chúng ta ở Bộ Chính Trị ai cũng đổi mới”. Ông Nguyễn Văn Linh, từng là bí thư Thành ủy của Thành phố Hồ Chí Minh, sau này là Tổng bí thư của Đại hội VI (1986-91), thực ra cũng chỉ chủ trương làm chậm lại công cuộc cải tạo và người miền bắc đừng tàn phá kinh tế phía nam hơn là đổi mới kinh tế. Ông không hề được xem là người đi sâu, đi sát với sản xuất và thương nghiệp. Ông Võ Văn Kiệt đã từng là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố, bí thư Thành Ủy trong thời đó cho đến khi được điều ra Hà Nội làm Phó thủ tướng, chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước năm 1881. Là người nam bộ, sinh ra và lớn lên ở Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, hoạt động trong vùng Saigon Gia Định, ông cảm nhận nhanh, nhậy hơn những người ở phía bắc sự sống động, hiệu quả của kinh tế thị trường. Thường đi đến cơ sở, ông thấy rõ sự tê liệt của một thành phố Saigon mà hoạt động kỹ nghệ và dịch vụ vốn là động lực kinh tế của cả miền nam. Mạnh dạn tiếp xúc với những chuyên viên kinh tế của chế độ Saigon trước đây, ông không mơ ngủ như những người lãnh đạo ở Hà Nội tưởng rằng cơ chế quản lý giáo điều học được ở Nga, ở Tàu là toàn bích.
Trong Bộ Chính Trị, toàn là cán bộ chính trị, đa số ở miền bắc. Võ Văn Kiệt chỉ là một ủy viên dự khuyết, chỗ đứng còn thua xa Tố Hữu và Đỗ Mười. Áo mặc không qua khỏi đầu, ông đã phải “xoay sở” để tồn tại giữa những phe “chính lưu” của Lê Duẩn hay Lê Đức Thọ. Người ta chỉ cần nhớ rằng để trắc nghiệm với công cuộc đổi mới, Lê Duẩn năm 1985 cho thực hiện cuộc cải cách “Giá Lương Tiền” nhưng giao cái gậy chỉ huy cho nhà thơ cùng miền Tố Hữu. Cũng may mà Tố Hữu ngâm nga mãi “đi dép lốp bước vào tàu vũ trụ” cho nên công cuộc này bị phá sản nhanh chóng. Đến Đại hội VI công cuộc đổi mới kinh tế trở thành nghị quyết, và người được chọn là tổng bí thư là một “người nam gốc bắc” hay đúng hơn là người bắc hoạt động ở miền nam là Nguyễn Văn Linh. Võ Văn Kiệt? Còn lâu. Nhưng ông là người đã có những chuẩn bị “tư duy” nghiêm chỉnh cho công cuộc đổi mới này. Từ năm 1979, ông đã đặt lại vấn đề về quyền chủ động của quản lý doanh nghiệp, vai trò ngân hàng và ngoại thương. Năm 1981, ông lập ra Văn phòng Nghiên cứu Công tác Kế hoạch đặt tại Saigon, những thành viên là những người “tại chỗ”: Nguyễn Xuân Oánh, Nguyễn Văn Diệp, Phạm Hoàng Hộ… Năm 1982, ông phát động Chương trình Hôi thảo Kinh tế Kỹ thuật bao gồm “trí thức hai nguồn” đặt ra nếu không giải được những bài toán phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Những nỗ lực đó về sau đều bị mai một vì áp lực từ trung ương. Khi nhìn lại công cuộc đổi mới 20 năm trước đây, tờ Tuổi Trẻ lạ lùng thay không đề cập gì đến những biến chuyển đó, mà chì nói đến những chuyện như khoán ở Hải Hưng, bù giá vào lương ở Long An, hàng đổi hàng để thu mua lương thực của bà ba Thi và cái nhóm kinh tế quận 5 của một công ty xuất nhập khẩu.
Năm 1988, Thủ tướng Phạm Hùng chết, và người thay thế ông là Đỗ Mười – không phải Võ Văn Kiệt, mặc dù Việt Nam vào lúc đó đang bắt đầu công cuộc đổi mới. Để hiểu khả năng đổi mới của Đỗ Mười, người ta chỉ cần đọc một đoạn trong hồi ký 'Làm người là khó' của Đoàn Duy Thành nguyên bộ trưởng ngoại thương về ông thủ tướng và sau này làm tổng bí thư này. Đỗ Mười trong một chuyến về thăm Hải Phòng có vẻ kinh ngạc khi thấy có người dám làm “nhà lầu”, mới phán rằng không nên cho ai “xây nhà hai ba tầng” cả, vì ông ta muốn không nhà nào được vươn cao hơn nhà khác! Võ Văn Kiệt không phải là một nhà kinh tế, một nhà kỹ trị. Nhưng ông là người ủng hộ đầu tư nước ngoài, giao thương mở rộng, và phân vùng kinh tế trong hướng phi tập trung hóa. Do đó ông chủ trương mở, nhưng nhiều khi không đi tới được.
Chính trị cung đình
Dưới thời phong kiến của nhà Nguyễn, chính trị cung đình là những chuyện sắp xếp quyền lực trong nội thành. Tuy nhiên, giang sơn là của nhà Nguyễn, cho nên quyền lực và thế lực của cung đình không là một bận tâm thực sự trong đất nước. Hơn nữa, trong một nền quân chủ “phép vua thua lệ làng”, có một ý niệm về dân chủ trong văn hóa chính trị. Huế là kinh đô, nằm ở giữa đất nước, rất tiện cho việc triếu đình kêu gọi, qui tụ người tài về giúp nước. Không có sự lo sợ có thế lực của bất cứ địa phương nào có thể soán quyền của cung đình.
Chính trị cung đình của thời nay làm cho cân bằng quyền lực bắc nam luôn luôn là một vấn đề. Một vấn đề trên bề mặt luôn luôn được giải quyết bằng thỏa hiệp thế này hay thế khác, nhưng trong thực tế không bao giờ đưoơc giải quyết. Một trong những lý do là người miền nam, hay ngay cả người từ các tỉnh miền trung, chẳng bao giờ muốn ra Hà Nội làm việc và mang cảm giác bị “quản chế” hay phải đi “trấn thủ lưu đồn”. Chưa nói đến trong những năm đầu tiên của đất nước thống nhất, người từ Saigon ra Hà Nội làm việc phải chịu những điều kiện vật chất điện nước thất thường, ăn uống không phỉ chí như ở miền nam, và chung quanh thì toàn những người có “accent” lạ lùng từ Thanh Nghệ Tĩnh. Bởi thế, cả bộ máy quyền lực ở trung ương của đảng hay chính quyến đều nằm trong tay của những người phía bắc. Bộ máy quân đội, công an, nội chính… đều do người miền bắc nắm phần lớn, những người có ý thức rất rõ tính cách sống còn của việc duy trì quyền lực và thế lực cung đình trong công cuộc đổi mới rộng khắp cả nước.
Năm 1988, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh vì đố kỵ với Võ Văn Kiệt đã cho Đỗ Mười đăng quang trong chức thủ tướng. Ông Kiệt nghe nói đã phẫn chí tới độ muốn rút khỏi trung uơng xin về phía nam trông coi vựa lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long. Chuyện đó đã không xảy ra, có lẽ vì ông Kiệt không muốn để khoảng trống chính trị của người nam ở trung ương mênh mang hơn nữa. Bước vào Đại hội VII năm 1991, ông Kiệt đã tìm cách làm cho người miền nam có đại diện ở trung ương nhiều hơn, lợi dụng sự xung đột giữa cánh bảo thủ của Đỗ Mười và cấp tiến của Nguyên Cơ Thạch ở miền bắc. Nhưng ông Kiệt rõ rệt không có người. Ông đưa được Lê Phước Thọ và Nguyễn Hà Phan từ Hậu Giang, Phan Văn Khải từ Saigon vào Bộ Chính Trị. Ông cũng chuẩn bị đường cho Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Minh Triết về sau này.
Sự đố kỵ, ganh tỵ của Đỗ Mười với Võ Văn Kiệt cũng rõ ràng ở cuốn Làm Người Là Khó. Đỗ Mười cứ sợ “nó chơi tôi”. Năm 1996, cả cung đình xúm lại muốn tiêu diệt ông bằng cách dùng Nguyễn Hà Phan làm Judas, có Đào Duy Tùng của Hà Nội làm đạo diễn. Ông Kiệt quật lại, Phan bị văng, nhưng ông Kiệt, 75 tuổi, cũng chỉ còn một con đường rút về phía nam.
Từ năm 1996 đến nay, ông Võ Văn Kiệt tuy sống “an dưỡng tuổi già” nhưng lại gây được nhiều sự chú ý đặc biệt vì những bài viết và lời phát biểu. Đài BBC viết về ông: “Là một trong các nhân vật lãnh đạo miền Nam, cả sau khi về hưu, ông Kiệt vẫn có ảnh hưởng lớn. Trong những năm gần đây, ông được biết tới như một nhà phản biện với tiếng nói có sức nặng và uy tín không thể chối cãi”. Ông bàn về dân chủ trong đảng, về dân chủ trong xã hội, về việc chống tham nhũng, về sự cần thiết của hòa hợp hòa giải thực sự, về khoảng cách giàu nghèo trong xã hội… Ông nói đất nước không của riêng ai, “Tổ quốc là của mình, dân tộc là của mình, quốc gia là của mình, Việt Nam là của mình, chứ không phải là của riêng của người cộng sản hay của bất cứ tôn giáo hay phe phái nào cả”. Ông có nhiều dằn vặt, ray rứt, nhiều suy nghĩ lại. Có thể ông cho rằng giương cao lá cờ miền nam như lâu nay sẽ không đủ. Nhưng người ta chưa biết ý định của ông là gì – thì ông đã ra đi.
Những người Cộng Sản miền nam như Chủ tịch Nguyễn Minh Triết hay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hẳn phải bối rối trước “khủng hoảng lãnh tụ” ở phía nam. Và cũng hẳn sẽ buồn những người muốn nghe những lời hồi tỉnh của một người lãnh đạo trong đảng. Người duy nhất xoa tay là ông Đỗ Mười, 91 tuổi. “Ta lại thắng Sáu Dân thêm một keo nữa!” ông rung đùi nói, đầu gối của ông cũng đang run dưới sức nặng của tuổi già.
Hoàng Ngọc Nguyên
Viet Tribune
Đối với những người Cộng Sản ở phía nam ngược lại với những người Cộng Sản miền bắc đang ngự trị trong bộ máy lãnh đạo của đảng và chính quyền, cái chết của ông Võ Văn Kiệt, 85 tuổi, có lẽ hơi sớm.
Ông Kiệt, từng đứng ở vị trí thứ ba trong Bộ Chính Trị trong suốt thời gian ông làm thủ tướng chính phủ từ 1991-1997, đã qua đời sáng sớm thứ tư tuần này tại một bệnh viện ở Singapore vì bệnh phổi cấp tính. Một số thành phần trong dân chúng ở cả hai miền bắc và nam vẫn xem ông là một trong số ít người đầu tiên đề xướng và cổ vũ cho công cuộc đổi mới kinh tế sau những kết quả tan hoang của công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền nam trong những năm sau năm 1975. Nhưng còn ai nhớ ông và cần ông trong vai trò đó khi viết lại lịch sử luôn luôn là công việc của những nhà chính trị tại Hà Nội. Một điều mà những người Cộng Sản ở miền nam có thể nhớ đến ông trong những ngày sắp đến là khi họ nhận chân ra khoảng trống mà ông để lại.
Đổi mới kinh tế
Chắc chắn Đỗ Mười chủ tịch Ban Cải tạo Trung ương không thể được kể là một trong những “lãnh tụ” đổi mới trong những năm 70, 80 thuộc thế kỷ trước, cho dù “anh Mười” vẫn luôn luôn nói rằng “chúng ta ở Bộ Chính Trị ai cũng đổi mới”. Ông Nguyễn Văn Linh, từng là bí thư Thành ủy của Thành phố Hồ Chí Minh, sau này là Tổng bí thư của Đại hội VI (1986-91), thực ra cũng chỉ chủ trương làm chậm lại công cuộc cải tạo và người miền bắc đừng tàn phá kinh tế phía nam hơn là đổi mới kinh tế. Ông không hề được xem là người đi sâu, đi sát với sản xuất và thương nghiệp. Ông Võ Văn Kiệt đã từng là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố, bí thư Thành Ủy trong thời đó cho đến khi được điều ra Hà Nội làm Phó thủ tướng, chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước năm 1881. Là người nam bộ, sinh ra và lớn lên ở Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, hoạt động trong vùng Saigon Gia Định, ông cảm nhận nhanh, nhậy hơn những người ở phía bắc sự sống động, hiệu quả của kinh tế thị trường. Thường đi đến cơ sở, ông thấy rõ sự tê liệt của một thành phố Saigon mà hoạt động kỹ nghệ và dịch vụ vốn là động lực kinh tế của cả miền nam. Mạnh dạn tiếp xúc với những chuyên viên kinh tế của chế độ Saigon trước đây, ông không mơ ngủ như những người lãnh đạo ở Hà Nội tưởng rằng cơ chế quản lý giáo điều học được ở Nga, ở Tàu là toàn bích.
Trong Bộ Chính Trị, toàn là cán bộ chính trị, đa số ở miền bắc. Võ Văn Kiệt chỉ là một ủy viên dự khuyết, chỗ đứng còn thua xa Tố Hữu và Đỗ Mười. Áo mặc không qua khỏi đầu, ông đã phải “xoay sở” để tồn tại giữa những phe “chính lưu” của Lê Duẩn hay Lê Đức Thọ. Người ta chỉ cần nhớ rằng để trắc nghiệm với công cuộc đổi mới, Lê Duẩn năm 1985 cho thực hiện cuộc cải cách “Giá Lương Tiền” nhưng giao cái gậy chỉ huy cho nhà thơ cùng miền Tố Hữu. Cũng may mà Tố Hữu ngâm nga mãi “đi dép lốp bước vào tàu vũ trụ” cho nên công cuộc này bị phá sản nhanh chóng. Đến Đại hội VI công cuộc đổi mới kinh tế trở thành nghị quyết, và người được chọn là tổng bí thư là một “người nam gốc bắc” hay đúng hơn là người bắc hoạt động ở miền nam là Nguyễn Văn Linh. Võ Văn Kiệt? Còn lâu. Nhưng ông là người đã có những chuẩn bị “tư duy” nghiêm chỉnh cho công cuộc đổi mới này. Từ năm 1979, ông đã đặt lại vấn đề về quyền chủ động của quản lý doanh nghiệp, vai trò ngân hàng và ngoại thương. Năm 1981, ông lập ra Văn phòng Nghiên cứu Công tác Kế hoạch đặt tại Saigon, những thành viên là những người “tại chỗ”: Nguyễn Xuân Oánh, Nguyễn Văn Diệp, Phạm Hoàng Hộ… Năm 1982, ông phát động Chương trình Hôi thảo Kinh tế Kỹ thuật bao gồm “trí thức hai nguồn” đặt ra nếu không giải được những bài toán phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Những nỗ lực đó về sau đều bị mai một vì áp lực từ trung ương. Khi nhìn lại công cuộc đổi mới 20 năm trước đây, tờ Tuổi Trẻ lạ lùng thay không đề cập gì đến những biến chuyển đó, mà chì nói đến những chuyện như khoán ở Hải Hưng, bù giá vào lương ở Long An, hàng đổi hàng để thu mua lương thực của bà ba Thi và cái nhóm kinh tế quận 5 của một công ty xuất nhập khẩu.
Năm 1988, Thủ tướng Phạm Hùng chết, và người thay thế ông là Đỗ Mười – không phải Võ Văn Kiệt, mặc dù Việt Nam vào lúc đó đang bắt đầu công cuộc đổi mới. Để hiểu khả năng đổi mới của Đỗ Mười, người ta chỉ cần đọc một đoạn trong hồi ký 'Làm người là khó' của Đoàn Duy Thành nguyên bộ trưởng ngoại thương về ông thủ tướng và sau này làm tổng bí thư này. Đỗ Mười trong một chuyến về thăm Hải Phòng có vẻ kinh ngạc khi thấy có người dám làm “nhà lầu”, mới phán rằng không nên cho ai “xây nhà hai ba tầng” cả, vì ông ta muốn không nhà nào được vươn cao hơn nhà khác! Võ Văn Kiệt không phải là một nhà kinh tế, một nhà kỹ trị. Nhưng ông là người ủng hộ đầu tư nước ngoài, giao thương mở rộng, và phân vùng kinh tế trong hướng phi tập trung hóa. Do đó ông chủ trương mở, nhưng nhiều khi không đi tới được.
Chính trị cung đình
Dưới thời phong kiến của nhà Nguyễn, chính trị cung đình là những chuyện sắp xếp quyền lực trong nội thành. Tuy nhiên, giang sơn là của nhà Nguyễn, cho nên quyền lực và thế lực của cung đình không là một bận tâm thực sự trong đất nước. Hơn nữa, trong một nền quân chủ “phép vua thua lệ làng”, có một ý niệm về dân chủ trong văn hóa chính trị. Huế là kinh đô, nằm ở giữa đất nước, rất tiện cho việc triếu đình kêu gọi, qui tụ người tài về giúp nước. Không có sự lo sợ có thế lực của bất cứ địa phương nào có thể soán quyền của cung đình.
Chính trị cung đình của thời nay làm cho cân bằng quyền lực bắc nam luôn luôn là một vấn đề. Một vấn đề trên bề mặt luôn luôn được giải quyết bằng thỏa hiệp thế này hay thế khác, nhưng trong thực tế không bao giờ đưoơc giải quyết. Một trong những lý do là người miền nam, hay ngay cả người từ các tỉnh miền trung, chẳng bao giờ muốn ra Hà Nội làm việc và mang cảm giác bị “quản chế” hay phải đi “trấn thủ lưu đồn”. Chưa nói đến trong những năm đầu tiên của đất nước thống nhất, người từ Saigon ra Hà Nội làm việc phải chịu những điều kiện vật chất điện nước thất thường, ăn uống không phỉ chí như ở miền nam, và chung quanh thì toàn những người có “accent” lạ lùng từ Thanh Nghệ Tĩnh. Bởi thế, cả bộ máy quyền lực ở trung ương của đảng hay chính quyến đều nằm trong tay của những người phía bắc. Bộ máy quân đội, công an, nội chính… đều do người miền bắc nắm phần lớn, những người có ý thức rất rõ tính cách sống còn của việc duy trì quyền lực và thế lực cung đình trong công cuộc đổi mới rộng khắp cả nước.
Năm 1988, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh vì đố kỵ với Võ Văn Kiệt đã cho Đỗ Mười đăng quang trong chức thủ tướng. Ông Kiệt nghe nói đã phẫn chí tới độ muốn rút khỏi trung uơng xin về phía nam trông coi vựa lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long. Chuyện đó đã không xảy ra, có lẽ vì ông Kiệt không muốn để khoảng trống chính trị của người nam ở trung ương mênh mang hơn nữa. Bước vào Đại hội VII năm 1991, ông Kiệt đã tìm cách làm cho người miền nam có đại diện ở trung ương nhiều hơn, lợi dụng sự xung đột giữa cánh bảo thủ của Đỗ Mười và cấp tiến của Nguyên Cơ Thạch ở miền bắc. Nhưng ông Kiệt rõ rệt không có người. Ông đưa được Lê Phước Thọ và Nguyễn Hà Phan từ Hậu Giang, Phan Văn Khải từ Saigon vào Bộ Chính Trị. Ông cũng chuẩn bị đường cho Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Minh Triết về sau này.
Sự đố kỵ, ganh tỵ của Đỗ Mười với Võ Văn Kiệt cũng rõ ràng ở cuốn Làm Người Là Khó. Đỗ Mười cứ sợ “nó chơi tôi”. Năm 1996, cả cung đình xúm lại muốn tiêu diệt ông bằng cách dùng Nguyễn Hà Phan làm Judas, có Đào Duy Tùng của Hà Nội làm đạo diễn. Ông Kiệt quật lại, Phan bị văng, nhưng ông Kiệt, 75 tuổi, cũng chỉ còn một con đường rút về phía nam.
Từ năm 1996 đến nay, ông Võ Văn Kiệt tuy sống “an dưỡng tuổi già” nhưng lại gây được nhiều sự chú ý đặc biệt vì những bài viết và lời phát biểu. Đài BBC viết về ông: “Là một trong các nhân vật lãnh đạo miền Nam, cả sau khi về hưu, ông Kiệt vẫn có ảnh hưởng lớn. Trong những năm gần đây, ông được biết tới như một nhà phản biện với tiếng nói có sức nặng và uy tín không thể chối cãi”. Ông bàn về dân chủ trong đảng, về dân chủ trong xã hội, về việc chống tham nhũng, về sự cần thiết của hòa hợp hòa giải thực sự, về khoảng cách giàu nghèo trong xã hội… Ông nói đất nước không của riêng ai, “Tổ quốc là của mình, dân tộc là của mình, quốc gia là của mình, Việt Nam là của mình, chứ không phải là của riêng của người cộng sản hay của bất cứ tôn giáo hay phe phái nào cả”. Ông có nhiều dằn vặt, ray rứt, nhiều suy nghĩ lại. Có thể ông cho rằng giương cao lá cờ miền nam như lâu nay sẽ không đủ. Nhưng người ta chưa biết ý định của ông là gì – thì ông đã ra đi.
Những người Cộng Sản miền nam như Chủ tịch Nguyễn Minh Triết hay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hẳn phải bối rối trước “khủng hoảng lãnh tụ” ở phía nam. Và cũng hẳn sẽ buồn những người muốn nghe những lời hồi tỉnh của một người lãnh đạo trong đảng. Người duy nhất xoa tay là ông Đỗ Mười, 91 tuổi. “Ta lại thắng Sáu Dân thêm một keo nữa!” ông rung đùi nói, đầu gối của ông cũng đang run dưới sức nặng của tuổi già.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen