4-7: KHAI BỆNH NƯỚC MỸ
Hoàng Ngọc Nguyên
Trong tiểu thuyết Nửa Đời Nhìn Lại, tác giả người Nga Youri Trifonov nói rằng vào một lúc nào đó giữa đời người, dù cho không bị ốm, hay không bị ốm đến độ phải nằm bệnh viện, mỗi người nên tìm cho mình có một dịp được nằm trong một dưỡng đường, nhìn bầu trời xanh qua khung cửa sổ để suy nghĩ mênh mang về cuộc đời của mình.
Trong khung cảnh chung quanh nhiều người đang phải đấu tranh quyết liệt giữa cái sống và cái chết, người ta dễ nhận ra được sự mong manh của kiếp người và những giới hạn ở sức người hơn. Và cũng đó là lúc con người có thể nhận thức được, phân tích được những vấn đề nay đang chằng chịt gỡ không ra trong cuộc đời của mình và thực tế mình còn có thể làm được gì để có thể tiếp tục đứng vững, bước tới, không vấp ngã và giữ được hướng đi của mình.
Cuộc sống ngày qua ngày của một nước nhiều khi không khác bao nhiêu cuộc sống của con người, lúc lên lúc xuống, lúc buồn lúc vui, lúc tự tin, tưởng như chẳng có vấn đề gì cả, lúc ưu phiền, cảm thấy bị tràn ngập bởi những bế tắc. Và cũng có lúc cảm thấy cần tìm một góc trong một bệnh viện nào đó để nửa đời nhìn lại, tại sao như thế đời sống người dân ngày càng khó khăn, tội ác tràn đầy, con người mỏi mệt, lương tri ngơ ngáo… Tình hình nước Mỹ hiện nay đúng là như thế. Nhìn khắp mọi nơi, đâu đâu người ta cũng thấy có vấn đề. Có giải pháp hay không, cứ nhìn nét mặt hoảng hốt, mệt mỏi, tuyệt vọng của Tổng thống George Bush thì biết. Nếu có một lúc nào đó người ta cần phải nhìn lại, dù chỉ để chẩn đoán, chưa nói đến chuyện chữa trị hay giải phẫu, đó chính là lúc này, ngày 4-7, kỷ niệm 232 năm ngày độc lập của nước Mỹ. Ôi một nước còn trẻ trung như thế, sao đã sớm mang nhiểu tật bệnh như thế. Có gì phí phạm, phóng túng đây chăng trong độ tuổi chưa phải hát bài Tình Cầm “Nếu anh còn trẻ, như năm cũ” như thế này?
Khai bệnh nước Mỹ
Hệ thống chăm sóc sức khỏe của Mỹ đang được cho thấy có nhiều vấn đề, ngoài những vấn đề lớn đã đành, có nhiều việc ai cũng tưởng là nhỏ nhưng chẳng nhỏ tí nào. Ví dụ như đi khám bệnh, ai hỏi, ai nói. Bệnh nhân phải hỏi hay nói, người thông dịch làm việc của mình đến mức độ nào, và bác sĩ tò mò hỏi hay diễn giảng nói đến mức nào. Một bài báo gần đây nói rằng tính ra có đến ít nhất một phần tư bệnh nhân không phải là người Mỹ da trắng da đen đi bác sĩ phải có thông dịch, mà trong nhiều trường hợp, hễ cứ dịch là phản – không cứ gì phải dịch văn học nước ngoài. Cứ xem như người thông dịch cho bọn Đức Quốc Xã trong trại tù tập trung người Do Thái trong phim Cuộc đời vẫn đẹp sao (Life is beautiful) thì biết. Tuy nhiên, người ta có thể phản bội cái gì cũng có thể được tha thứ, trừ ra phản bội sức khỏe, phản bội bệnh nhân. Nhiếu người thông dịch cho chắc ăn, thường dịch “ăn gian” (đa ngôn, đa quá, càng ít nói, càng ít sai) - kiểm duyệt, cắt xén, gọt dũa lời bệnh nhân. Thà dịch sót còn hơn dịch lầm. Bệnh nhân cũng có không ít điều khổ tâm. Nói nhiều thì sợ lan man, bị người ta nghĩ là bệnh tưởng tượng, hay không tập trung vào điều bác sĩ muốn biết. Tệ hơn nữa, hướng dẫn sai lầm người khám bệnh. Mà nói một cách chọn lọc thì sợ bỏ sót những chi tiết quan trọng. Bác sĩ thì có người nói ít, vì sợ bệnh nhân không hiểu được tiếng Anh, nhất là tiếng Anh chuyên môn, hoặc tự dưng họ thấy có khoảng cách với những người “di dân” – dù là di dân “có giầy tờ”. Hoặc có bác sĩ nói nhiều quá, dù chưa kịp hỏi bệnh nhân tất cả những câu hỏi cần thiết – nói nhiều mà không cần biết bệnh nhân có hiểu hay không. Nhưng theo bài báo “dẫn thượng”, bệnh nhân thời nay nên cảm thấy thoải mái nói cho hết bụng dạ của mình. Thà nói bậy còn hơn bỏ sót. Bởi vì nhiều khi trong bản tự khai lan man của người bệnh mà người chữa có thế khám phá thêm được vài tia sáng cần thiết. Bởi thế mà những người đi “học tập cải tạo” tập trung sau năm 1975 được vất cho một xấp giấy để tha hồ tự khai, hồ sơ nặng thì cho công an dùng kính hiển vi soi, hồ sơ nhẹ cùng lắm thì quản giáo dùng để làm đóm hút thuốc lào.
Hiện nay công việc tối thiểu ngưòi ta có thể làm là khai bệnh nước Mỹ. Nói lên được cái bệnh để cho những người bác sĩ không thể tiếp tục lơ đãng, vào tai này ra tai kia. Nói lên cái bệnh để cho ngay chính bệnh nhân cũng không được dễ ngươi, mặc dù khai bệnh một cách “chuyên môn” cũng không phải là dễ dàng. Căn bệnh của nước Mỹ không phải dễ khai, vì nó “đa dạng, phức tạp và phong phú” quá như tài nguyên của một “đất nước anh hùng” (nhưng người dân vẫn nghèo đói), “rừng vàng bể bạc đất phì nhiêu”. Khai bệnh bắt đầu từ đâu, bố cục thế nào và kết thúc khi nào?. Nhiều triệu chứng được kể ra có thể các thầy thuốc gạt qua một bên, nói rằng đó là “tâm bệnh”, hay loại bệnh “kinh niên”, “mãn tính”, thời nào cũng có. Hay họ chuyển qua chuyên khoa khác, làm cho bệnh nhân phải đi lui đi tới mát công – nếu còn đủ sức lui tới. Khai bệnh thì phải chẩn bệnh, mà ở một nước dân chủ, không chỉ có hai đảng, mà có cả bao nhiêu khuynh hướng chính trị, tôn giáo, chủng tộc, dân đa số, dân thiếu số, văn hóa đa nguồn hòa đồng rồi đồng hóa như ở Mỹ, làm sao có sự “nhất trí cao” trong tổ chức hội chẩn. Cứ xem tám năm qua, ông Bush đã hội chẩn được gì, đừng nói trị liệu được gì cho nước Mỹ, có tính cách lâu dài? Người ta cứ thấy chồng chất công việc, hồ sơ ngày càng cao như núi, chẳng bao giờ thấy trong nghị trình quốc gia có dấu hiệu gì sẽ có ngăn nắp, thứ tự trên bàn họp. Nói gì thì nói, chưa xác nhận được tình trạng có bệnh, chưa nhận diện được căn bệnh, thì cái hiểm tai của việc trễ nãi trong chữa trị ngày càng lớn.
Ngày tàn của một đế chế
Một tác giả Châu Âu cách đây ba năm đã viết trong một tập san nghiên cứu một bài có nhan đề: “The Fall of the American Empire?” Hồi đó người ta cho rằng người viết vội vàng. Bây giờ có người nói bài luận thuyết này có tính dự tri cao.
Ngày thứ hai tuần này, giá xăng trung bình cả nước Mỹ tăng lên đến 4.07 đô la một gallon. Ngày cuối tuần trước, giá dầu thô lên đến mức kỷ lục mới: 148 đô la một thùng. Tất cả nhắc nhở mọi người một điều mà thực ra không ai cần nhắc nhở: kinh tế Mỹ đang bị khủng hoảng trầm trọng. Điều người ta phải nghĩ tới có tính cách rùng rợn hơn: chính quyền Bush chẳng có giải pháp gì cả trong hơn sáu tháng còn lại, và Barack Obama hay John McCain, dù ai thay Bush, cũng sẽ không có giải pháp kịp thời, mau mắn cho cuộc khủng hoảng này. Từ cơn sốt trong thị trường địa ốc gia cư, đến khủng hoảng lương thực, thực phẩm và nhiên liệu, tình hình chung hiện nay là lạm phát (giá cả tăng), suy thoái (hoạt động kinh tế trì trệ, sản lượng giảm, công ăn việc làm mất). Cái lý thuyết kinh tế đặt trọng tâm về kích thích nguồn cung của Cộng Hòa đã phá sản. Sống trong thời phá sản của một chủ thuyết kinh tế kéo dài hầu như từ thời Reagan đến nay là một ác mộng sẽ làm cho những phim kinh dị không còn ăn khách nữa.
Chính quyền hiện tại đang đi tìm nguồn tự an ủi trong “chiến thắng” ở Iraq và những thỏa hiệp tạm bợ với Bắc Triểu Tiên hay giữa Israel và Palestine. Vấn đề đặt ra là cái giá Mỹ phải trả cho những “nhượng bộ” từ những nơi xa xăm đó là gì? Người ta thực sự chưa biết những lời hứa hẹn của Tổng thống Bush và bà Ngoại trưởng tuyệt vọng Condoleezza Rice với các nơi như thế nào, chỉ có điều người ta biết chắc là cuộc chiến tranh Iraq sẽ làm cho ngân sách Mỹ thiếu hụt vô phương cứu vãn trong 5-10 năm tới. Người ta gọi đó là cuộc chiến 2.000 tỷ đô la. Hôm thứ hai 30-6, Bush ký dự luật ngân sách 162 tỷ cho chiến tranh ở Iraq và Afghanistan. Trong khi nhiều chương trinh y tế giáo dục hay y tế chỉ có vài tỷ hay vài chục tỷ bị cắt giảm để thực hiện mục tiêu “thăng bằng ngân sách”. Tuy nhiên, nghiêm trọng hơn nữa là sự phá sản trong chính sách toàn cầu hậu cộng sản của Mỹ. Sau khi Cộng Sản quốc tế sụp đổ vào năm 1990, những nhà lý thuyết của đảng Cộng Hòa mưu áp đặt một sự thống trị toàn cầu của Mỹ bằng mọi giá. Nhưng từ một thế giới chiến tranh lạnh lưỡng cực, người ta đang đi tới một thế giới toàn cầu hóa với nhiếu hứa hẹn hơn nhưng cũng phúc tạp hơn – nhất là trong quan hệ giữa “tôn giáo lưỡng cực” Hồi giáo và Cơ Đốc giáo. Sự phá sản trong nền chuyên chính toàn cầu của Mỹ không chỉ có ý nghĩa tai hại về mặt chính trị mà còn vế mặt kinh tế đối với nước Mỹ, nhân dân Mỹ.
Người Mỹ hiểu rõ hơn ai hết những rối rắm nội bộ ảnh hưởng đến cuộc sống an lạc, hạnh phúc của người dân. Một báo cáo giáo dục gần đây nói rằng nước Mỹ vẫn là một “đất nước đang đứng trước hiểm họa” – a nation at risk. Giáo dục Mỹ đang sản sinh những con người loạng quạng so với những sinh viên tốt nghiệp ở châu Á. Ở cấp trung học, học sinh bỏ học hay không tốt nghiệp lên đến 30%. Ở đại học, trình độ trung bình về toán và khoa học của sinh viên không đủ sức canh tranh với thế giới toàn cầu, trong khi kiến thức về văn hóa, lịch sử, văn học là có vấn đề so với vài thế hệ trước. Về y tế, tình trạng hiện nay là “người giàu cũng khóc” – như tựa một phim Mễ dân Saigon say mê hồi đầu những năm 90 vì chẳng có gì mà coi. Có bảo hiểm y tế cũng thấy không an toàn. Đến 1/3 dân số là không được “vũ trang” về mặt sức khỏe. Chỉ trông mong vào điều ông Bush hãnh diện: ai đi cấp cứu cũng được nhận - tiền bạc tính sau. Thời phong kiến người ta sợ ba bộ “bộ binh, bộ lễ, bộ hình, ba bộ đồng tình…” Nay thì người ta sợ 3 b - bảo hiểm, bệnh viện, bác sĩ - còn hơn sợ chính quyến nữa. Chính quyền có thể đổ, bệnh viện, bảo hiểm, bác sĩ không thể đổi. Người giàu quá có thể không khóc, vì sự bất bình đẳng xã hội ngày càng khơi rộng trong chính sách thuế hiện nay, nhưng người già và về hưu thì chắc chắn bệnh mất ngủ thêm trầm trọng, không phải vì tuổi già mà vì những vấn đề trợ cấp và y tế của tuổi già ngày càng mơ hồ, bấp bênh…
Trên tất cả những vấn đề của nước Mỹ là vấn đề di dân, bời vì nước Mỹ là nước của những người di dân. Nước của những hứa hẹn, của những cơ hội. Khi những hứa hẹn ngày càng lảng đảng trên mây, cơ hội càng nhỏ giọt như dầu, thì cái ý muốn “hòa hợp dân tộc” của người di dân và thiện chí “hoà giải dị tộc” của những người công dân chính gốc xem ra còn bị ngăn cách bởi bức tường 5 tỷ Mỹ kim đang được xây giữa Mexico và nước Mỹ. Nhiều người Mỹ gốc “Latin” phàn nàn người da trắng bây giờ “khó chơi” hơn nhiếu so với 40 năm trước. Vấn đề dường như là ở chỗ văn hóa, dù rằng Mỹ quốc vẫn được xem là sự dung chấp về văn hóa lớn nhất. Người ta vẫn có một niềm tự hào về một nền văn hóa truyền thống đề cao quyền cá nhân có súng, bảo thủ về việc phá thai, nhưng lại “tiến bộ” ở hôn nhân đồng tính… Người Mễ, như một nghiên cứu về sự đồng hóa cho thấy, thì một khi đã “xin nhận nơi này làm quê hương” thì họ cứ xem đây như đất Mễ, do đó không cần sống theo kiểu Mỹ…
Không sẵn sàng cho ngày mưa
Một cuộc thăm dò cho thấy đến 80% người dân cho rằng nước Mỹ đã đi sai đường lệnh hướng rồi. Đến 70% cho rằng nước Mỹ đang bị khủng hoảng nghiêm trọng. Người Mỹ có thành ngữ phải sẵn sàng cho những ngày mưa. Vấn đề dường như họ chưa sẵn sàng cho những ngày mưa dầm và giông bão kéo dài. Nước Mỹ không phải là một nước “không nghĩ chỉ làm” như Việt Nam. Nhưng dường như nó cũng bị tẩu hỏa nhập ma trong việc nghĩ nhiếu quá, cái kỹ nghệ tư tưởng phát triển nhiếu quá khiến cho người ta không dám làm gì để thay đổi.
Để đối phó với khủng hoảng, trước tiên người ta phải dựa vào những gì người ta tích lũy được. Những người giàu có chẳng hạn, xem thường những biến động ngắn hạn về giá cả. Những người nghèo không để dành được thì nguy khốn ngay. Nước Mỹ, như bình luận của ký mục gia Paul Samuelson ở Newsweek, thiếu sự nghiêm chỉnh về những thâm hụt: từ ngân sách quốc gia, đến cán cân ngoại thương, đến ngân sách gia đình và tài khoản cá nhân. Cái văn hóa “thẻ tín dụng” làm người ta vung tay quá trán. Về mặt quốc gia chẳng hạn, chẳng có tích trữ dầu đủ để cho người dân có thể thở được.
Để đối phó khủng hoảng, người ta cũng cần có khả năng tiên liệu. Giống như khả năng tiên đoán thời tiết. Nền kinh tế cũng có thời tiết của nó. Ngay cả chính trị quốc tế cũng có thời tiết. Sự tiến bộ khoa học, kỹ thuật của Mỹ là hết sức lớn lao, triệt để. Nhưng cả một bộ máy khổng lồ của một siêu cường của thế giới cũng không làm được việc mà trước đây cả 20 thế kỷ chỉ có một người làm. Nước Mỹ thiếu Khổng Minh.
Để đối phó khủng hoảng, người ta cũng cần có những kỹ thuật hết sức hữu hiệu để ngăn ngừa hay giải quyết khủng hoảng. Đổ tất cả cho ông Bush cũng tội ông, bởi vì sức người có hạn - hơn nữa ông chẳng có sức gì hơn người. Những nhà kinh tế như Alan Grenspan, Ben Bernanke, kinh điển như Joseph Stiglitz, Samuel Huntington… chẳng thấy được gì trước mà cũng chẳng có kỹ thuật gì về “phòng cháy chữa cháy”. Sự thiếu năng động, linh hoạt trong cơ chế chính trị và kinh tế của Mỹ đang làm cho nhiều nhà tư tưởng nhức đầu.
Thế giới ngày nay đã thay đổi, và nước Mỹ phải nhìn lại mình một cách toàn diện trong bối cảnh mới đó. Có những cách sống, cách nghĩ hiện tại không phù hợp. Nhưng từ khi người ta có thể phát hiện ra điều đó đến khi có thể hành động để thay đổi, người ta vẫn dùng thời gian một cách xa xỉ. Đó là lý do vì sao trong ngày hôm nay 4-7, nhiều người sẽ không đi xem đốt pháo bông mà vẫn cứ nhấp nhổm như khỉ phỏng đít.
Hoàng Ngọc Nguyên
Trong tiểu thuyết Nửa Đời Nhìn Lại, tác giả người Nga Youri Trifonov nói rằng vào một lúc nào đó giữa đời người, dù cho không bị ốm, hay không bị ốm đến độ phải nằm bệnh viện, mỗi người nên tìm cho mình có một dịp được nằm trong một dưỡng đường, nhìn bầu trời xanh qua khung cửa sổ để suy nghĩ mênh mang về cuộc đời của mình.
Trong khung cảnh chung quanh nhiều người đang phải đấu tranh quyết liệt giữa cái sống và cái chết, người ta dễ nhận ra được sự mong manh của kiếp người và những giới hạn ở sức người hơn. Và cũng đó là lúc con người có thể nhận thức được, phân tích được những vấn đề nay đang chằng chịt gỡ không ra trong cuộc đời của mình và thực tế mình còn có thể làm được gì để có thể tiếp tục đứng vững, bước tới, không vấp ngã và giữ được hướng đi của mình.
Cuộc sống ngày qua ngày của một nước nhiều khi không khác bao nhiêu cuộc sống của con người, lúc lên lúc xuống, lúc buồn lúc vui, lúc tự tin, tưởng như chẳng có vấn đề gì cả, lúc ưu phiền, cảm thấy bị tràn ngập bởi những bế tắc. Và cũng có lúc cảm thấy cần tìm một góc trong một bệnh viện nào đó để nửa đời nhìn lại, tại sao như thế đời sống người dân ngày càng khó khăn, tội ác tràn đầy, con người mỏi mệt, lương tri ngơ ngáo… Tình hình nước Mỹ hiện nay đúng là như thế. Nhìn khắp mọi nơi, đâu đâu người ta cũng thấy có vấn đề. Có giải pháp hay không, cứ nhìn nét mặt hoảng hốt, mệt mỏi, tuyệt vọng của Tổng thống George Bush thì biết. Nếu có một lúc nào đó người ta cần phải nhìn lại, dù chỉ để chẩn đoán, chưa nói đến chuyện chữa trị hay giải phẫu, đó chính là lúc này, ngày 4-7, kỷ niệm 232 năm ngày độc lập của nước Mỹ. Ôi một nước còn trẻ trung như thế, sao đã sớm mang nhiểu tật bệnh như thế. Có gì phí phạm, phóng túng đây chăng trong độ tuổi chưa phải hát bài Tình Cầm “Nếu anh còn trẻ, như năm cũ” như thế này?
Khai bệnh nước Mỹ
Hệ thống chăm sóc sức khỏe của Mỹ đang được cho thấy có nhiều vấn đề, ngoài những vấn đề lớn đã đành, có nhiều việc ai cũng tưởng là nhỏ nhưng chẳng nhỏ tí nào. Ví dụ như đi khám bệnh, ai hỏi, ai nói. Bệnh nhân phải hỏi hay nói, người thông dịch làm việc của mình đến mức độ nào, và bác sĩ tò mò hỏi hay diễn giảng nói đến mức nào. Một bài báo gần đây nói rằng tính ra có đến ít nhất một phần tư bệnh nhân không phải là người Mỹ da trắng da đen đi bác sĩ phải có thông dịch, mà trong nhiều trường hợp, hễ cứ dịch là phản – không cứ gì phải dịch văn học nước ngoài. Cứ xem như người thông dịch cho bọn Đức Quốc Xã trong trại tù tập trung người Do Thái trong phim Cuộc đời vẫn đẹp sao (Life is beautiful) thì biết. Tuy nhiên, người ta có thể phản bội cái gì cũng có thể được tha thứ, trừ ra phản bội sức khỏe, phản bội bệnh nhân. Nhiếu người thông dịch cho chắc ăn, thường dịch “ăn gian” (đa ngôn, đa quá, càng ít nói, càng ít sai) - kiểm duyệt, cắt xén, gọt dũa lời bệnh nhân. Thà dịch sót còn hơn dịch lầm. Bệnh nhân cũng có không ít điều khổ tâm. Nói nhiều thì sợ lan man, bị người ta nghĩ là bệnh tưởng tượng, hay không tập trung vào điều bác sĩ muốn biết. Tệ hơn nữa, hướng dẫn sai lầm người khám bệnh. Mà nói một cách chọn lọc thì sợ bỏ sót những chi tiết quan trọng. Bác sĩ thì có người nói ít, vì sợ bệnh nhân không hiểu được tiếng Anh, nhất là tiếng Anh chuyên môn, hoặc tự dưng họ thấy có khoảng cách với những người “di dân” – dù là di dân “có giầy tờ”. Hoặc có bác sĩ nói nhiều quá, dù chưa kịp hỏi bệnh nhân tất cả những câu hỏi cần thiết – nói nhiều mà không cần biết bệnh nhân có hiểu hay không. Nhưng theo bài báo “dẫn thượng”, bệnh nhân thời nay nên cảm thấy thoải mái nói cho hết bụng dạ của mình. Thà nói bậy còn hơn bỏ sót. Bởi vì nhiều khi trong bản tự khai lan man của người bệnh mà người chữa có thế khám phá thêm được vài tia sáng cần thiết. Bởi thế mà những người đi “học tập cải tạo” tập trung sau năm 1975 được vất cho một xấp giấy để tha hồ tự khai, hồ sơ nặng thì cho công an dùng kính hiển vi soi, hồ sơ nhẹ cùng lắm thì quản giáo dùng để làm đóm hút thuốc lào.
Hiện nay công việc tối thiểu ngưòi ta có thể làm là khai bệnh nước Mỹ. Nói lên được cái bệnh để cho những người bác sĩ không thể tiếp tục lơ đãng, vào tai này ra tai kia. Nói lên cái bệnh để cho ngay chính bệnh nhân cũng không được dễ ngươi, mặc dù khai bệnh một cách “chuyên môn” cũng không phải là dễ dàng. Căn bệnh của nước Mỹ không phải dễ khai, vì nó “đa dạng, phức tạp và phong phú” quá như tài nguyên của một “đất nước anh hùng” (nhưng người dân vẫn nghèo đói), “rừng vàng bể bạc đất phì nhiêu”. Khai bệnh bắt đầu từ đâu, bố cục thế nào và kết thúc khi nào?. Nhiều triệu chứng được kể ra có thể các thầy thuốc gạt qua một bên, nói rằng đó là “tâm bệnh”, hay loại bệnh “kinh niên”, “mãn tính”, thời nào cũng có. Hay họ chuyển qua chuyên khoa khác, làm cho bệnh nhân phải đi lui đi tới mát công – nếu còn đủ sức lui tới. Khai bệnh thì phải chẩn bệnh, mà ở một nước dân chủ, không chỉ có hai đảng, mà có cả bao nhiêu khuynh hướng chính trị, tôn giáo, chủng tộc, dân đa số, dân thiếu số, văn hóa đa nguồn hòa đồng rồi đồng hóa như ở Mỹ, làm sao có sự “nhất trí cao” trong tổ chức hội chẩn. Cứ xem tám năm qua, ông Bush đã hội chẩn được gì, đừng nói trị liệu được gì cho nước Mỹ, có tính cách lâu dài? Người ta cứ thấy chồng chất công việc, hồ sơ ngày càng cao như núi, chẳng bao giờ thấy trong nghị trình quốc gia có dấu hiệu gì sẽ có ngăn nắp, thứ tự trên bàn họp. Nói gì thì nói, chưa xác nhận được tình trạng có bệnh, chưa nhận diện được căn bệnh, thì cái hiểm tai của việc trễ nãi trong chữa trị ngày càng lớn.
Ngày tàn của một đế chế
Một tác giả Châu Âu cách đây ba năm đã viết trong một tập san nghiên cứu một bài có nhan đề: “The Fall of the American Empire?” Hồi đó người ta cho rằng người viết vội vàng. Bây giờ có người nói bài luận thuyết này có tính dự tri cao.
Ngày thứ hai tuần này, giá xăng trung bình cả nước Mỹ tăng lên đến 4.07 đô la một gallon. Ngày cuối tuần trước, giá dầu thô lên đến mức kỷ lục mới: 148 đô la một thùng. Tất cả nhắc nhở mọi người một điều mà thực ra không ai cần nhắc nhở: kinh tế Mỹ đang bị khủng hoảng trầm trọng. Điều người ta phải nghĩ tới có tính cách rùng rợn hơn: chính quyền Bush chẳng có giải pháp gì cả trong hơn sáu tháng còn lại, và Barack Obama hay John McCain, dù ai thay Bush, cũng sẽ không có giải pháp kịp thời, mau mắn cho cuộc khủng hoảng này. Từ cơn sốt trong thị trường địa ốc gia cư, đến khủng hoảng lương thực, thực phẩm và nhiên liệu, tình hình chung hiện nay là lạm phát (giá cả tăng), suy thoái (hoạt động kinh tế trì trệ, sản lượng giảm, công ăn việc làm mất). Cái lý thuyết kinh tế đặt trọng tâm về kích thích nguồn cung của Cộng Hòa đã phá sản. Sống trong thời phá sản của một chủ thuyết kinh tế kéo dài hầu như từ thời Reagan đến nay là một ác mộng sẽ làm cho những phim kinh dị không còn ăn khách nữa.
Chính quyền hiện tại đang đi tìm nguồn tự an ủi trong “chiến thắng” ở Iraq và những thỏa hiệp tạm bợ với Bắc Triểu Tiên hay giữa Israel và Palestine. Vấn đề đặt ra là cái giá Mỹ phải trả cho những “nhượng bộ” từ những nơi xa xăm đó là gì? Người ta thực sự chưa biết những lời hứa hẹn của Tổng thống Bush và bà Ngoại trưởng tuyệt vọng Condoleezza Rice với các nơi như thế nào, chỉ có điều người ta biết chắc là cuộc chiến tranh Iraq sẽ làm cho ngân sách Mỹ thiếu hụt vô phương cứu vãn trong 5-10 năm tới. Người ta gọi đó là cuộc chiến 2.000 tỷ đô la. Hôm thứ hai 30-6, Bush ký dự luật ngân sách 162 tỷ cho chiến tranh ở Iraq và Afghanistan. Trong khi nhiều chương trinh y tế giáo dục hay y tế chỉ có vài tỷ hay vài chục tỷ bị cắt giảm để thực hiện mục tiêu “thăng bằng ngân sách”. Tuy nhiên, nghiêm trọng hơn nữa là sự phá sản trong chính sách toàn cầu hậu cộng sản của Mỹ. Sau khi Cộng Sản quốc tế sụp đổ vào năm 1990, những nhà lý thuyết của đảng Cộng Hòa mưu áp đặt một sự thống trị toàn cầu của Mỹ bằng mọi giá. Nhưng từ một thế giới chiến tranh lạnh lưỡng cực, người ta đang đi tới một thế giới toàn cầu hóa với nhiếu hứa hẹn hơn nhưng cũng phúc tạp hơn – nhất là trong quan hệ giữa “tôn giáo lưỡng cực” Hồi giáo và Cơ Đốc giáo. Sự phá sản trong nền chuyên chính toàn cầu của Mỹ không chỉ có ý nghĩa tai hại về mặt chính trị mà còn vế mặt kinh tế đối với nước Mỹ, nhân dân Mỹ.
Người Mỹ hiểu rõ hơn ai hết những rối rắm nội bộ ảnh hưởng đến cuộc sống an lạc, hạnh phúc của người dân. Một báo cáo giáo dục gần đây nói rằng nước Mỹ vẫn là một “đất nước đang đứng trước hiểm họa” – a nation at risk. Giáo dục Mỹ đang sản sinh những con người loạng quạng so với những sinh viên tốt nghiệp ở châu Á. Ở cấp trung học, học sinh bỏ học hay không tốt nghiệp lên đến 30%. Ở đại học, trình độ trung bình về toán và khoa học của sinh viên không đủ sức canh tranh với thế giới toàn cầu, trong khi kiến thức về văn hóa, lịch sử, văn học là có vấn đề so với vài thế hệ trước. Về y tế, tình trạng hiện nay là “người giàu cũng khóc” – như tựa một phim Mễ dân Saigon say mê hồi đầu những năm 90 vì chẳng có gì mà coi. Có bảo hiểm y tế cũng thấy không an toàn. Đến 1/3 dân số là không được “vũ trang” về mặt sức khỏe. Chỉ trông mong vào điều ông Bush hãnh diện: ai đi cấp cứu cũng được nhận - tiền bạc tính sau. Thời phong kiến người ta sợ ba bộ “bộ binh, bộ lễ, bộ hình, ba bộ đồng tình…” Nay thì người ta sợ 3 b - bảo hiểm, bệnh viện, bác sĩ - còn hơn sợ chính quyến nữa. Chính quyền có thể đổ, bệnh viện, bảo hiểm, bác sĩ không thể đổi. Người giàu quá có thể không khóc, vì sự bất bình đẳng xã hội ngày càng khơi rộng trong chính sách thuế hiện nay, nhưng người già và về hưu thì chắc chắn bệnh mất ngủ thêm trầm trọng, không phải vì tuổi già mà vì những vấn đề trợ cấp và y tế của tuổi già ngày càng mơ hồ, bấp bênh…
Trên tất cả những vấn đề của nước Mỹ là vấn đề di dân, bời vì nước Mỹ là nước của những người di dân. Nước của những hứa hẹn, của những cơ hội. Khi những hứa hẹn ngày càng lảng đảng trên mây, cơ hội càng nhỏ giọt như dầu, thì cái ý muốn “hòa hợp dân tộc” của người di dân và thiện chí “hoà giải dị tộc” của những người công dân chính gốc xem ra còn bị ngăn cách bởi bức tường 5 tỷ Mỹ kim đang được xây giữa Mexico và nước Mỹ. Nhiều người Mỹ gốc “Latin” phàn nàn người da trắng bây giờ “khó chơi” hơn nhiếu so với 40 năm trước. Vấn đề dường như là ở chỗ văn hóa, dù rằng Mỹ quốc vẫn được xem là sự dung chấp về văn hóa lớn nhất. Người ta vẫn có một niềm tự hào về một nền văn hóa truyền thống đề cao quyền cá nhân có súng, bảo thủ về việc phá thai, nhưng lại “tiến bộ” ở hôn nhân đồng tính… Người Mễ, như một nghiên cứu về sự đồng hóa cho thấy, thì một khi đã “xin nhận nơi này làm quê hương” thì họ cứ xem đây như đất Mễ, do đó không cần sống theo kiểu Mỹ…
Không sẵn sàng cho ngày mưa
Một cuộc thăm dò cho thấy đến 80% người dân cho rằng nước Mỹ đã đi sai đường lệnh hướng rồi. Đến 70% cho rằng nước Mỹ đang bị khủng hoảng nghiêm trọng. Người Mỹ có thành ngữ phải sẵn sàng cho những ngày mưa. Vấn đề dường như họ chưa sẵn sàng cho những ngày mưa dầm và giông bão kéo dài. Nước Mỹ không phải là một nước “không nghĩ chỉ làm” như Việt Nam. Nhưng dường như nó cũng bị tẩu hỏa nhập ma trong việc nghĩ nhiếu quá, cái kỹ nghệ tư tưởng phát triển nhiếu quá khiến cho người ta không dám làm gì để thay đổi.
Để đối phó với khủng hoảng, trước tiên người ta phải dựa vào những gì người ta tích lũy được. Những người giàu có chẳng hạn, xem thường những biến động ngắn hạn về giá cả. Những người nghèo không để dành được thì nguy khốn ngay. Nước Mỹ, như bình luận của ký mục gia Paul Samuelson ở Newsweek, thiếu sự nghiêm chỉnh về những thâm hụt: từ ngân sách quốc gia, đến cán cân ngoại thương, đến ngân sách gia đình và tài khoản cá nhân. Cái văn hóa “thẻ tín dụng” làm người ta vung tay quá trán. Về mặt quốc gia chẳng hạn, chẳng có tích trữ dầu đủ để cho người dân có thể thở được.
Để đối phó khủng hoảng, người ta cũng cần có khả năng tiên liệu. Giống như khả năng tiên đoán thời tiết. Nền kinh tế cũng có thời tiết của nó. Ngay cả chính trị quốc tế cũng có thời tiết. Sự tiến bộ khoa học, kỹ thuật của Mỹ là hết sức lớn lao, triệt để. Nhưng cả một bộ máy khổng lồ của một siêu cường của thế giới cũng không làm được việc mà trước đây cả 20 thế kỷ chỉ có một người làm. Nước Mỹ thiếu Khổng Minh.
Để đối phó khủng hoảng, người ta cũng cần có những kỹ thuật hết sức hữu hiệu để ngăn ngừa hay giải quyết khủng hoảng. Đổ tất cả cho ông Bush cũng tội ông, bởi vì sức người có hạn - hơn nữa ông chẳng có sức gì hơn người. Những nhà kinh tế như Alan Grenspan, Ben Bernanke, kinh điển như Joseph Stiglitz, Samuel Huntington… chẳng thấy được gì trước mà cũng chẳng có kỹ thuật gì về “phòng cháy chữa cháy”. Sự thiếu năng động, linh hoạt trong cơ chế chính trị và kinh tế của Mỹ đang làm cho nhiều nhà tư tưởng nhức đầu.
Thế giới ngày nay đã thay đổi, và nước Mỹ phải nhìn lại mình một cách toàn diện trong bối cảnh mới đó. Có những cách sống, cách nghĩ hiện tại không phù hợp. Nhưng từ khi người ta có thể phát hiện ra điều đó đến khi có thể hành động để thay đổi, người ta vẫn dùng thời gian một cách xa xỉ. Đó là lý do vì sao trong ngày hôm nay 4-7, nhiều người sẽ không đi xem đốt pháo bông mà vẫn cứ nhấp nhổm như khỉ phỏng đít.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen